
Câu hỏi này hầu như không thể trả lời vì HẦU HẾT các nghiên cứu về sự phụ thuộc của người dùng với nicotine đều làm trên người hút thuốc lá. Phải đến gần đây các nhà khoa học mới nghiên cứu mức độ gây nghiện của nicotine nếu như tách ra khỏi thuốc lá.
Hầu hết các nghiên cứu này xuất hiện sau khi các phương pháp trị liệu thay thế nicotine như miếng dán nicotine, kẹo cao su và sau đó là vape được đưa ra sử dụng nhằm thay thế thuốc lá. Chính nhờ nghiên cứu này FDA mới kết luận sản phẩm nicotine được ghi toa không hề gây nghiện. Cơ quan này đã đăng trên trang chủ của mình, “mặc dù các sản phẩm chứa nicotine có thể gây nghiện, hàng thập kỷ nghiên cứu và sử dụng đã cho thấy các liệu pháp thay thế nicotine được bán theo toa thuốc chỉ định không có nguy cơ dẫn đến lạm dụng hoặc phụ thuộc quá mức vào nicotine.”
“Không ai hút thuốc nếu trong thuốc lá không có nicotine, nhưng họ cũng sẽ không dùng nicotine đơn lẻ.” Giáo sư Paul Newhouse, nhà nghiên cứu nicotine ở đại học Vanderbilt phát biểu. “Nicotine không đủ mạnh. Đó là lý do FDA đồng ý cho phép bán nicotine theo toa chỉ định. Không ai muốn sử dụng nicotine đơn lẻ vì bản thân nó không mang lại cảm giác thỏa mãn.”
Tuy nhiên, khi nicotine được hấp thụ với tốc độ nhanh bằng cách hút thuốc lá, khoái cảm truyền đến não gần như là liên tục và hiệu quả là không thể từ chối với những người đã quá quen với nó. Và trong khói thuốc lá có thành phần khác như MAOI sẽ tăng sự thèm muốn của người hút thuốc với nicotine.
Các sản phẩm chứa nicotine khác cung cấp nicotine với ít khả năng gây nghiện hơn. Nên khi bạn nghe ai đó nói “nicotine gây nghiện mạnh hơn heroin,” thì có thể chắc chắn rằng (A) họ đã sai, (B) họ thực ra đang nói về thuốc lá.